Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi trang trại heo gà

Công ty Môi Trường Hoàng Minh đã thiết kế thi công, vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo, gia súc gia cầm cho rất nhiều nơi trên cả nước với giá cả phải chăng hợp lý, kỹ sư thiết kế hệ thống thống xử lý nước thải chăn nuôi theo công nghệ hiện đại tiết kiệm chi phí, tiết kiệm diện tích, giảm chi phí vận hành không sử dụng hóa chất, nhất là đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định không gây ô nhiễm môi trường nước.

Tính chất và thành phần ô nhiễm của nước thải chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi là một trong những loại nước thải rất đặc trưng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao bằng hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và sinh vật gây bệnh. Nó nhất thiết phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. 

Tùy theo quy mô chăn nuôi lớn hay nhỏ mà chúng ta phải lựa chọn công nghệ xử lý tiết kiệm nhất mà không gây ô nhiễm môi trường.

Dưạ theo số liệu kiểm tra mẫu nước thải tại một số nước thải chăn nuôi nhỏ và lớn làm cơ sở cho việc thiết kế, ta có được tính chất đặc trưng của nước thải thể hiện ở bảng sau:

STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
01 pH 6,5 – 8
02 CODTC mg/l 1.000–3.000
03 BOD5 mg/l 800–1.400
04 TSS mg/l 800–1.000
05 Tổng Nitơ mg/l 200–300
06 Tổng Photpho mg/l 60 – 100
07 Coliform MPN/100ml 10-106

Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi

1. Đối với quy mô gia đình

– Đối với quy mô gia đình tầm 20 – 40 con heo với lượng nước thải và chất thải hằng ngày còn rất ít nên các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình có thể thu gom quét dọn chuồng thường xuyên thì nên lựa chọn xây hầm biogas lý khí gas sử dụng cho gia đình như vậy vừa giảm được ô nhiễm vừa có gas để sử dụng.

2. Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ

Giống như quy mô gia đình lựa chọn hầm Biogas nhưng vì tính chất nước thải ô nhiễm nhiều hơn hộ gia đình nên cần phải qua hệ thống xử lý nước thải đơn giản qua bể lắng và lọc mới xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm.

3. Đối với quy mô lớn

Với quy mô vừa trở lên, việc đầu tư cho một hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi là tất nhiên, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nước thải đầu ra đạt cột A.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi quy mô vừa và lớn

Thuyết minh quy trình công nghệ

Hố thu gom

Toàn bộ nước thải chăn nuôi được dẫn theo cống thoát nước thải tới hố thu gom qua song chắn rác để giữ lại và loại bỏ các loại rác và phân tươi có kích thước lớn. Tại hố thu gom bố trí 2 máy bơm chìm được điều khiển bởi hệ thống phao với 2 mức nước (cạn tắt, đầy bơm). Hai bơm hoạt động luân phiên có nhiệm vụ chuyển nước thải đến bể điều hòa.

Bể điều hòa

Nước thải từ hố thu gom được bơm lên bể điều hòa. Bể điều hòa này có chức năng chính như sau: điều hòa lưu lượng, ổn định nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, tránh gây sốc tải cho các công trình xử lý phía sau (do chế độ xả nước không ổn định) thông qua quá trình xáo trộn đều khắp thể tích bể. Giảm thể tích của các công trình xử lý phía sau, từ đó giảm chi phí đầu tư. Đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định.

Bể lắng đợt 1

Nước từ bể điều hòa được chảy sang bể lắng đứng đợt 1. Bể lắng được thiết kế bằng phương pháp lắng trọng lực.Nước được đưa vào ống phân phối, dưới tác dụng của trọng lực và tấm chắn hướng dòng những tạp chất thô không hoà tan, có khả năng lắng sẽ được lắng xuốngđáy, nước trong di chuyển lên trên. Phần nước trong sẽ được thu gom qua hệ thống máng chảy tràn vào bể chứa. Còn phần bùn lắng được bơm bơm sang bể chứa bùn.

Bể UASB

Nước từ bể chứa được đưa vào bể UASB, nước thải đi từ đáy bể và dâng lên từ từ qua hỗn hợp bùn lỏng. Khí metan tạo ra ở giữa lớp bùn. Hỗn hợp khí lỏng và bùn làm cho bùn tạo thàng dạng hạt lơ lửng. Với quy trình này bùn hoạt tính tiếp xúc được với nhiều chất hữu cơ có trong nước thải và quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra tích cực. Một số bọt khí và hạt bùn có khí bám vào sẽ nổi lên trên mặt hỗn hợp phía trên bể. Khí va phải lớp lưới chắn phía trên, các bọt khí bị vỡ ra và các hạt bùn được tách ra, lắng xuống dưới. Khí (chủ yếu là CH4 và CO2) được thoát ra ngoài. Phần nước sẽ được thu gom qua hệ thống máng chảy tràn tiếp tục chảy qua bể Aerotank.

Bể Aerotank

Nước thải từ bể kỵ khí UASB được đưa sang bể xử lý hiếu khí nhằm xử lý triệt để hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ còn lại. Quá trình sinh học hiếu khí đã được chứng minh rất hiệu quả trong các hệ thống xử lý nước thải trong nước và trên thế giới hiện nay. Đây là quy trình đã được cải tiến các thông số thiết kế, vận hành để đem lại hiệu quả xử lý cao và chi phí đầu tư, vận hành thấp. Dưới sự cung cấp một phần oxy không khí từ hệ thống máy thổi khí, các vi sinh hiếu khí sẽ sinh trưởng và phát triển sinh khối nhờ vào quá trình tiêu thụ các chất hữu cơ ô nhiễm. Cụ thể quá trình như sau:không khí được đưa vào bằng máy thổi khí, lượng oxy hòa tan trong nước thải luôn được duy trì trong khoảng 2 – 4 mg/L nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho sinh vật sống tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải. Tại đây, các chất hữu cơ ô nhiễm được vi sinh vật sử dụng làm nguồn thức ăn để tạo nên tế bào mới. Sản phẩm của quá trình này chủ yếu là CO2, H2O và sinh khối vi sinh vật.

Bể lắng sinh học

Nước thải sau quá trình xử lý sinh học chứa nhiều bông bùn vi sinh. Do vậy cần phải tách những bông bùn này ra khỏi bể lắng trước khi qua quá trình xử lý tiếp theo. Bể lắng được thiết kế nhằm mục đích lắng bông bùn vi sinh bằng quá trình lắng trọng lực. Bể chia làm 3 phần: phần nước trong; phần lắng; phần chứa bùn. Nước đưa vào ống trung tâm rồi từ đó phân phối đều khắp bể. Dưới tác dụng của trọng lực và tấm chắn hướng dòng các bông bùn vi sinh lắng xuống đáy, nước trong di chuyển lên trên. Phần nước trong sẽ được thu gom qua hệ thống máng tràn tiếp tục chảy sang bể khử trùng trước khi xả thải. Còn phần bùn lắng sẽ được chia thành hai dòng như sau: dòng tuần hoàn trở lại bể Aerotank để cung cấp vi sinh cho quá trình xử lý sinh học và duy trì nồng độ sinh khối trong bể hiếu khí giúp quá trình xử lý đạt hiệu quả cao, dòng bùn dư đưa về bể chứa bùn.

Bể khử trùng

Nước sau quá trình lắng sẽ chảy qua bể khử trùng. Tại đây, hóa chất được thêm vào để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải. Quá trình tiêu diệt vi sinh vật xảy ra qua hai giai đoạn. Đầu tiên chất khử trùng khuyếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến sự diệt vong của tế bào vi sinh.

Nước sau xử lý được xả ra nguồn tiếp nhận.

Bể chứa bùn

Bùn thải từ các bể sẽ được đưa vào bể nén bùn, tại đây độ ẩm sẽ giảm xuống một lượng lớn, nước tách bùn sẽ được tuần hoàn về hố thu gom, bùn thải sẽ được đưa về hố thu bùn và sẽ được các đơn vị thu gom định kỳ.

Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi

– Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, SS tổng Nitow, Photpho cao

– Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra

– Chi phí vận hành thấp chủ yếu bằng phương pháp sinh học, dễ vận hành (có thể đào tạo những người chưa có chuyên môn về xử lý nước thải vận hành hệ thống).

– Thời gian thi công, lắp đặt ngắn;

– Tiết kiệm diện tích sử dụng;

Nếu quý khách đang có nhu cầu thi công hoặc cải tạo hay vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi Hotline 0915612122 để được tư vấn miễn phí.

Ngoài ra công ty chúng tôi còn tư vấn vận chuyển xử lý rác thải công nghiệp, nguy hại, xử lý bùn thải từ hệ thống XLNT, tiêu hủy hàng hóa quá date, dịch vụ tư vấn môi trường như ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án, lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ,… với giá tốt nhất tại TpHCM, Long An, Bình Dương,….