Dịch vụ xin làm giấy phép môi trường tại Bình Dương năm 2024

Công ty Môi Trường Hoàng Minh là một trong những công ty dẫn đầu về tư vấn giấy phép môi trường, xử lý nước thải và lập dự án cho tỉnh Bình Dương và TpHCM, Long An, Tây Ninh và các tỉnh thành lân cận phía nam. Chuyên thực hiện các dịch vụ làm giấy phép môi trường như Báo cáo ĐTM, báo cáo hoàn thành, kế hoạch bảo vệ môi trường,…

Đặc biệt mới đây nhất là Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường vừa được ban hành.

Tóm tắt về giấy phép môi trường tại Bình Dương 

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành cho phép chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh vận hành toàn bộ hoặc một phần công trình dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các yêu cầu, điều kiện đảm bảo việc bảo vệ môi trường cụ thể khi chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Giấy phép môi trường là một trong các loại giấy tờ pháp lý mà các tổ chức, doanh nghiệp bắt buộc phải có. Chính vì điều này mà mỗi chủ thể kinh doanh cần hiểu rõ hơn về việc cấp giấy phép môi trường.

Giấy phép môi trường tại Bình Dương sẽ giúp các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh doanh sản xuất một cách hợp pháp.

Cũng theo luật BVMT năm 2020 thì 7 loại giấy phép môi trường thành phần trước kia đã được tích hợp thành 1 giấy phép gọi là Giấy phép môi trường.

Dịch vụ xin làm giấy phép môi trường tại Bình Dương năm 2024

ĐỐI TƯỢNG CẦN THỰC HIỆN LÀM GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 

Theo Điều 39 Luật BVMT năm 2020 quy định về đối tượng phải có giấy phép môi trường như sau:
Các dự án đầu tư thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III. Phát sinh nước thải, bụi và khí thải vào môi trường phải được xử lý hoặc quản lý. Các chất thải nguy hại theo quy định về quản lý chất thải khi bắt đầu hoạt động chính thức. Các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 cũng phải tuân thủ các tiêu chí môi trường như các đối tượng được quy định ở khoản 1.

Nhóm I: nhóm dự án có nguy cơ cao gây tác động xấu cho môi trường bao gồm:

– Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chứa nhiều rủi ro gây ô nhiễm, công suất lớn. Dự án xử lý chất thải nguy hại nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài.
– Doanh nghiệp gây ô nhiễm ở mức trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
– Sử dụng đất, đất có mặt nước và khu vực biển có quy quy mô lớn
– Dự án liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất có quy mô trung bình trở lên
– Dự án bắt buộc phải di dân và tái định cư với quy mô lớn

Nhóm II: nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường

– Doanh nghiệp có khả năng gây ô nhiễm ở quy mô, công suất trung bình hoặc có yếu tố nhạy cảm về môi trường
– Dự án không thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
nhưng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm và có yếu tố nhạy cảm với môi trường
– Dự án sử dụng đất, đất mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm môi trường
– Khai thác tài nguyên, khoáng sản với quy mô trung bình hoạc nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm
– Các Dự án liên quan đến việc chuyển đổi mục địch sử dụng đất. Mặc dù quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường
– Loại Dự án phải di dân, tái định cư với quy mô trung bình

Nhóm III: nhóm dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường bao gồm:

– Dự án có quy mô công suất nhỏ
– Dự án không phải là hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhưng có nguy cơ gây phát sinh chất thải hoặc phát sinh chất nguy hại

Lợi ích của xin giấy phép môi trường 

Giấy phép môi trường là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy một doanh nghiệp đạt đủ điều kiện. Giấy phép sẽ giúp:

– Đánh giá được một doanh nghiệp có đạt đủ tiêu chuẩn môi trường theo quy định pháp luật hay không.

– Doanh nghiệp sản xuất theo xu hướng sản xuất xanh sẽ tạo thiện cảm với các đối tác. Và từ đó tăng doanh thu tốt hơn, vì thực tế sản xuất xanh hiện nay đang là u hướng.

– Việc sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện đang ngày càng phát triển. Do đó khách hàng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thân thiện, không gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó nếu doanh nghiệp có giấy phép môi trường sẽ tạo được niềm tin với khách hàng.

Dịch vụ xin làm giấy phép môi trường tại Bình Dương năm 2024

Hồ sơ xin giấy phép môi trường tại Bình Dương  

Theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì để xin giấy phép môi trường tại Bình Dương. Các chủ thể phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
  • Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư. Cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Các bước tiến hành thực hiện xin giấy phép môi trường tại Bình Dương

  • Bước 1: 

Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì các cơ quan có thẩm quyền quy định như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: cấp giấy phép môi trường đối với đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

UBND cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với những đối tượng không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

  • Bước 2: 

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

  • Bước 3: Nhận kết quả.

CƠ QUAN THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Ở BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định cơ quan có thẩm thẩm quyền cấp GPMT áp dụng cho các dự án tại Bình Dương được chia cấp như sau:

UBND tỉnh Bình Dương: chịu trách nhiệm cấp GPMT cho các đối tượng:
– Thuộc nhóm I là nhóm có nguy cơ cao gây tác động xấu cho môi trường nhưng với công suất trung bình
– Đối tượng thuộc nhóm II là nhóm có nguy cơ tác động xấu tới môi trường
– Đối tượng thuộc nhóm III là nhóm có nguy cơ ít gây tác động tới môi trường. Nhưng nằm ở 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên
– Các đối tượng đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ. Cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

UBND cấp huyện: cấp giấy phép môi trường cho các đối tượng thuộc nhóm III. Nhóm có ít tác động đến môi trường
Căn cứ vào Quyết định số 428/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 của UBND tỉnh Bình Dương. Ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Dương được giao trách nhiệm thẩm định, phê duyệt kết quả đánh giá tác động môi trường và cấp Giấy phép Môi trường (GPMT) đối với các dự án đầu tư thuộc phạm vi của KCN.

Mọi thắc mắc về việc thực hiện Giấy phép môi trường. Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất