Công ty môi trường Hoàng Minh chuyên tư vấn thiết kế thi công hệ thống xử lý khí thải lò hơi với giá rẻ tại TpHCM và các tỉnh trên toàn quốc, bảo trì, vận hành và cải tạo hệ thống với chi phí thấp nhất.
Quý khách đang tìm đơn vị chuyên thi công hệ thống xử lý khí thải lò hơi? Tận tâm – trách nhiệm – uy tín – giá rẻ?
Công ty chúng tôi là một đơn vị chuyên thi công, chuyên nghiệp uy tín và chất lượng cao, với đội ngũ công nhân viên và kỹ sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệp trong xử lý khí.
Đặc điểm của khí thải lò hơi
Lò hơi là thiết bị dùng trong công nghiệp sản xuất, các nhà máy lớn sản xuất nhôm, thép, bánh kẹp, rượu bia,… sẽ phát sinh ra một lượng lớn các khí độc hại như CO, SO2, NOx, Bụi,… đều vượt QCVN 19:2009/BTNMT. Những khí thải độc hại này đều gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Nhiên liệu dùng để đốt trong lò hơi chủ yếu hiện nay là dầu FO nên thành phần khí thải sẽ có chứa SO2 và NOx, CO,… SO2 là chất cực độc nếu ở nồng độc cao sẽ gây bệnh tật, còn nặng hơn sẽ gây tử vong. Còn NOx với nồng độ 100ppm có thể làm chết người và động vật chỉ sau vài phút.
Vì vậy các doanh nghiệp nhà máy nên có biện pháp xử lý trước khi thải ra môi trường để bảo vệ sức khỏe tương lai con cháu mai sau.
Quy trình hệ thống xử lý khí thải lò hơi
Sơ đồ quy trình công nghệ
Thuyết minh quy trình công nghệ
Lò hơi sử dụng củi đốt rất tiết kiệm chi phí nhưng nhiệt lượng không cao bằng nhiên liệu hóa thạch. Thành phần của khói thải bao gồm các sản phẩm cháy của củi, chủ yếu là các khí CO2, CO, N2, NOx… kèm theo một ít các chất bốc trong củi không kịp cháy hết, oxy dư và tro bụi bay theo dòng khí. Khi đốt 1 kg củi sẽ sinh ra 4,23 m3 khí thải ở nhiệt độ 200 độ C. Lượng bụi tro có trong khói thải chính là một phần của lượng không cháy hết và lượng tạp chất không cháy có trong củi, lượng tạp chất này thường chiếm tỷ lệ 1% trọng lượng củi khô. Bụi trong khói thải lò hơi đốt củi có kích thước hạt từ 500μm tới 0,1μm, nồng độ dao động trong khoảng từ 200-500 mg/m3.
Trong các loại khí gây ô nhiễm của lò hơi đốt củi, khí CO là một chất khí độc có thể gây tử vong nếu hít phải nhiều. Nó phản ứng (có ái lực) rất mạnh với hồng cầu trong máu tạo ra các Cacboxy Hemoglobin (COHb), hỗn hợp HbCO là giảm lượng oxy trong máu, ngăn cản máu hấp thụ và vận chuyển oxy nuôi cơ thể.
Xử lý khí CO có các phương pháp Nung CO, phương pháp Hấp Phụ và phương pháp Hấp Thụ. Phương pháp Nung CO là phương pháp dùng nhiệt lượng cao (10000C) để đốt CO thành CO2. Phương pháp này tốn nhiên liệu và không xử lý hết các khí gây ô nhiễm khác.
Công nghệ xử lý của chúng tôi hướng đến các mục tiêu thiết kế hệ thống vận hành rẻ, xử lý triệt để và bền vững với các bước như sau:
Dòng khí lò hơi sẽ theo đường ống dẫn khí đi đến Cyclon. Cyclon là thiết bị hình trụ chữ nhật có miệng dẫn khí vào ở phía trên. Không khí vào cyclon sẽ chảy xoáy theo đường xoắn ốc dọc bề mặt trong của vỏ hình trụ. Xuống tới phần phễu, dòng khí sẽ chuyển động ngược lên trên theo đường xoắn ốc và qua ống tâm thoát ra ngoài. Hạt bụi trong dòng không khí chảy xoáy sẽ bị cuốn theo dòng khí vào chuyển động xoáy. Lực ly tâm gây tác động làm hạt bụi sẽ rời xa tâm quay và tiến về vỏ ngoài cyclon. Đồng thời, hạt bụi sẽ chịu tác động của sức cản không khí theo chiều ngược với hướng chuyển động, kết quả là hạt bụi dịch chuyển dần về vỏ ngoài của cyclon, va chạm với nó, sẽ mất động năng và rơi xuống phễu thu. Ở đó, hạt bụi đi qua thiết bị xả đi ra ngoài. Cyclon này hiệu suất lọc hạt bụi ≤ 5 µm đạt tới 85 ÷ 90%. Các loại cyclon này thường có cánh xoắn ở miệng vào với góc nghiêng 25~30O. Đường kính ống trung tâm d=158~133mm, vận tốc trung bình trong mắt cắt ngang v=3,5~4,75 m/s. Còn phần khí bị hút bởi quạt hút ly tâm được đưa đến tháp xử lý khí hấp phụ.
Để xử lý triệt để khí thải ô nhiễm, chúng tôi đưa ra phương án xử lý hấp thụ và hấp phụ trong cùng một thiết bị xử lý là tháp xử lý khí.
Xử lý bằng phương pháp hấp thụ hóa chất
Phương pháp hấp thụ là phương pháp sử dụng các hóa chất để khi tiếp xúc với dòng khí ô nhiễm, các hóa chất đó sẽ làm biến đổi các khí ô nhiễm thành khí vô hại. Hóa chất hấp thụ hơi khí độc đa phần là ở thể lỏng được phun thành sương vào dòng khí thải hay chảy tràn trên bề mặt lớp vật liệu rỗng của lớp đệm, (Có rất ít trường hợp chất hấp thụ ở thể rắn vì phản ứng hóa học chỉ xảy ra được trên bề mặt của hạt vật liệu và sau đó phản ứng dừng lại). Để khử các khí có tính axit ta sử dụng hóa chất NaOH, để khử khí CO ta dùng Nito lỏng, Clorua đồng nhôm. Khí thải sau khi qua giai đoạn xử lý này giảm được 90% các khí ô nhiễm.
Xử lý khí bằng phương pháp hấp phụ
Trong tháp xử lý, thiết bị hấp phụ khí độc trong khí thải bằng vật liệu hấp phụ. Vật liệu hấp phụ có độ rỗng lớn nên bề mặt tiếp xúc 1kg vật liệu hấp phụ có diện tích bề mặt lên đến 2000m2 . Tùy theo nồng độ của hơi khí độc mà người ta cấu tạo lớp vật liệu hấp phụ dày hay mỏng và tùy theo cấu tạo hạt của vật liệu lọc mà chọn tốc độ dòng khí đi qua lớp vật liệu sao cho sức cản không khí không quá cao và hiệu quả lọc hơi độc phải đạt yêu cầu đề ra.
Với cỡ hạt của vật liệu hấp phụ là 1 – 3 mm hình cầu hay trụ thì tốc độ lọc nên chọn 0,5 – 1,5 m/s. Tốc độ lọc nên giảm nhỏ khi nồng độ chất độc cao trong khí thải. Trở lực không khí của thiết bị khoảng 60~80kg/m2 cho mỗi 100 mm chiều dày lớp hấp phụ.
Thông thường với tải lượng ô nhiễm khí thải lò hơi đốt củi, thời gian than hoạt tính bão hòa khoảng 3-5 năm cần thay thế than một lần.
Sau khi ra khỏi thiết bị xử lý khí là tháp hấp phụ, dòng khí sạch được đưa vào ống khói tập trung để tiếp tục phân tán vào khí quyển.
Cặn thu được từ tháp hấp phụ sẽ được thải định kỳ ra trạm xử lý của nhà xưởng của công ty.
Nồng độ CO đầu ra đạt QCVN 19:2009/BTNMT
Hình ảnh thiết kế hệ thống xử lý khí lò hơi
Thiết kế 3D hệ thống lọc khí thải lò hơi
Nếu quý khách đang có nhu cầu thi công hoặc cải tạo hay vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý khí thải lò hơi thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi Hotline 0915612122 để được tư vấn miễn phí.