Thi công hệ thống xử lý nước thải chế biến dừa Công ty Định Phú Mỹ

  • Chủ đầu tư: Công ty Dừa Định Phú Mỹ công suất 140 m3 ngày đêm
  • Dự án:
  • Địa điểm thực hiện: KHU CÔNG NGHIỆP GIAO LONG – BẾN TRE

Hệ thống xử lý nước thải chế biến dừa được công ty Môi Trường Hoàng Minh thiết kế thi công với giá thành hợp lý, thời gian hoàn thành đúng thời hạn, vật liệu và thiết bị chất lượng được nhập khẩu từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến dừa

Công nghệ xử lý nước thải chế biến dừa

Thuyết minh quy trình

Nước thải từ các công đoạn chế biến dừa sẽ chảy theo hệ thống cống về bể tiếp nhận. Tại đây, nước thải sẽ đi qua song chắn rác được đặt trước hố gom nhằm giữ lại các thành phần chất thải rắn có kích thước lớn tránh các sự cố về bơm. Sau đó nước thải được bơm lên bể tách dầu để loại bỏ dầu mỡ. Về nguyên lý tách dầu, do tỉ trọng của dầu nhỏ hơn tỉ trọng nước nên sẽ nổi trên bề mặt bể, lớp dầu này sẽ được vớt bỏ định kỳ và chứa ở bể chứa dầu mỡ.Nước thải từ các công đoạn chế biến dừa sẽ chảy theo hệ thống cống về bể tiếp nhận. Tại đây, nước thải sẽ đi qua song chắn rác được đặt trước hố gom nhằm giữ lại các thành phần chất thải rắn có kích thước lớn tránh các sự cố về bơm. Sau đó nước thải được bơm lên bể tách dầu để loại bỏ dầu mỡ. Về nguyên lý tách dầu, do tỉ trọng của dầu nhỏ hơn tỉ trọng nước nên sẽ nổi trên bề mặt bể, lớp dầu này sẽ được vớt bỏ định kỳ và chứa ở bể chứa dầu mỡ.
Nước thải sau khi tách dầu sẽ được dẫn vào bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải, phân hủy một phần chất hữu cơ, tránh gây sốc tải cho các công trình xử lý phía sau (do chế độ xả nước không ổn định).
Sau khi qua bể điều hòa, nước thải sẽ được bơm lên bể trung hòa. Tại đây, hóa chất NaOH được châm nhờ máy bơm định lượng để điều chỉnh pH nước thải về giá trị thích hợp nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý sinh học phía sau.
Nước thải từ bể trung hòa sẽ chảy sang bể sinh học kỵ khí. Nước thải dừa chứa nhiều chất hữu cơ ô nhiễm cao nên cần tiến hành lên men kỵ khí trước khi đưa qua xử lý sinh học hiếu khí. Bể sinh học kỵ khí có bố trí giá thể và hệ thống phân bố đều dòng chảy giúp vi sinh tiếp xúc với chất dinh dưỡng liên tục làm tăng sinh khối nhanh chóng và ổn định từ đó tăng khả năng phân giải chất hữu cơ.
Cơ chế hoạt động như sau: Trong môi trường yếm khí, dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và chất không tan (như polysaccharides, proteins, lipids) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (như đường, các amino acid, acid béo). Quá trình này xảy ra chậm và phụ thuộc vào pH, kích thước hạt, đặc tính của cơ chất. Tiếp theo, các vi khuẩn sẽ chuyển hóa các chất hòa tan này thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới. Tiếp theo quá trình trên là giai đoạn Methane hoá, đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân huỷ yếm khí các Acid acetic, H2, CO2, acid formic và methanol để chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới quyết định đến hiệu quả xử lý của quá trình xử lý.
Nước thải sau xử lý lọc kỵ khí cùng với dòng nước tuần hoàn từ bể Aerotank, dòng bùn tuần hoàn từ bể lắng sang sẽ hòa trộn tại bể Anoxic. Tại đây diễn ra quá trình phân hủy thiếu khí nhằm xử lý nitơ. Bể được khuấy trộn để duy trì điều kiện thiếu khí, tắng khá năng tiếp xúc chất ô nhiễm, tang hiệu quả xử lý. Cơ chế khử nito như sau:
– Nito hữu cơ (Protein, Ure) trong quá trình thủy phân sẽ chuyển thành Nito amonia
– Nito amonia sẽ chuyển hóa thành nitrit rồi thành nitrat nhờ vào quá trình cung cấp oxi diễn ra trong bể hiếu khí.
– Từ bể hiếu khí, dòng nitrat được cấp liên tục vào bể Anoxic. Tại đây, dưới sự kết hợp của vi khuẩn khử nitrat và hợp chất chứa cacbon sẽ chuyển hóa nitrat thành nito phân tử thoát ra khỏi dòng nước.
Quá trình Anoxic khử nitrat diễn ra hiệu quả khi DO thấp hơn 0.5mg/l, lý tưởng hơn cả là DO thấp hơn 0.2mg/l. Khi đó, vi khuẩn bẻ gãy liên kết trong ion nitrat để lấy oxy. Kết quả là nitrat bị khử thành N2O và cuối cùng là N2, sản phẩm cuối cùng thân thiện với môi trường.
Sau đó nước thải được dẫn qua bể sinh học hiếu khí Aerotank nhằm xử lý triệt để hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ còn lại. Bể được thổi khí liên tục để vi sinh vật hiếu khí có thể hấp thụ và phân hủy thành phần hữu cơ trong nước thải. Thành phần hữu cơ dễ phân huỷ sẽ được quần thể vi sinh trong bể hấp thụ và chuyển hóa thành CO2, H2O và tế bào mới, các sản phẩm chứa Nitơ, Photpho và lưu huỳnh sẽ được vi sinh vật hiếu khí chuyển thành dạng NO3-, PO43-, SO42- và các sản phẩm này sẽ bị khử bởi các vi sinh vật thiếu khí trong bể Anoxic.
Tiếp đến, nước thải được dẫn sang bể lắng sinh học, tại đây các bông bùn vi sinh từ bể hiếu khí sẽ lắng xuống bằng quá trình lắng trọng lực. Phần bùn lắng được thu gom và tuần hoàn một phần về bể Anoxic để cung cấp vi sinh cho quá trình khử nitơ và duy trì nồng độ sinh khối trong bể hiếu khí giúp quá trình xử lý đạt hiệu quả cao, một phần bùn dư sẽ được bơm về bể nén bùn để tiếp tục xử lý. Phần nước trong sẽ theo máng răng cưa chảy qua bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất NaOCl được châm vào nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có hại còn sót trong nước sau xử lý. Mục đích của khử trùng nhằm loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn… gây bệnh còn sót lại trong nước sau xử lý.
Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B

Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải

– Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, SS cao

– Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra

– Chi phí vận hành thấp chủ yếu bằng phương pháp sinh học, dễ vận hành (có thể đào tạo những người chưa có chuyên môn về xử lý nước thải vận hành hệ thống).

Công ty chúng tôi đã giới thiệu sơ lược về công nghệ XLNT chế biến dừa để quý khách tham khảo, nếu quý khách muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0915612122 để được tư vấn và thiết kế miễn phí.

Ngoài ra, công ty chúng tôi còn thiết kế thi công lắp đặt hệ thống XLNT dệt nhuộm, xi mạ, sản xuất giấy, mực in, thủy sản, sinh hoạt, bệnh viện, thực phẩm, hóa chất, dược phẩm,….

Xem thêm: