Thi công hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty Kiên Cường

  • Chủ đầu tư: Cty Thủy Sản Kiên Cường công suất 300 m3 ngày đêm
  • Dự án:
  • Địa điểm thực hiện: KHU CẢNG CÁ THẠCH CẬU AN GIANG

Hệ thống xử lý nước thải thủy sản được công ty môi trường Hoàng Minh thiết kế thi công với giá cả hợp lý, vật liệu và thiết bị đảm bảo chất lượng được nhập khẩu từ nước ngoài như Châu Âu châu Mỹ sử dụng lâu dài và thời gian lắp đặt nhanh chóng đúng thời hạn được giao.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Sơ đồ công nghệ xử lý

Thuyết minh quy trình 

Nước thải từ quá trình chế biến cá sẽ chảy theo hệ thống cống về bể tiếp nhận. Tại đây, nước thải sẽ đi qua song chắn rác được đặt trước hố gom nhằm giữ lại các thành phần chất thải rắn có kích thước lớn tránh các sự cố về bơm. Sau đó nước thải sẽ  được bơm đến bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải, phân hủy một phần chất hữu cơ, tránh gây sốc tải cho các công trình xử lý phía sau (do chế độ xả nước không ổn định).

Sau khi qua bể điều hòa, nước thải sẽ được bơm lên bể keo tụ – tạo bông. Tại đây, hóa chất PAC sẽ được châm vào nhờ máy bơm định lượng nhằm làm keo tụ các hạt cặn lơ lửng trong nước thải. Quá trình keo tụ thực chất là quá trình nén lớp điện tích kép. Quá trình này đòi hỏi thêm vào nồng độ cao các ion trái dấu để trung hòa điện tích, giảm thế điện động Zeta.

Các ion mang điện tích trái dấu này sẽ phá vỡ tính bền của hệ keo, thu hẹp điện thế Zeta về mức thế 0. Khi đó, lực đẩy tĩnh điện giữa các hạt bằng không, tăng khả năng kết dính của các hạt keo, tạo ra các hạt có kích thước lớn hơn. Để tách các bông cặn nhỏ sinh ra ở quá trình keo tụ dễ dàng hơn, dung dịch A.Polymer cũng được châm vào nhằm tạo ra các cầu nối để bắt giữ các bông cặn nhỏ, tạo thành các bông cặn lớn hơn, dễ tách loại ra khỏi nước.

Nước sau quá trình keo tụ – tạo bông sẽ dẫn sang bể tuyển nổi để loại bỏ các bông cặn vừa hình thành cũng như váng dầu mỡ. Đặc thù nước thải của quá trình chế biến cá có lẫn rất nhiều dầu mỡ, cặn lơ lững mịn tồn tại ở hai dạng cặn lơ lửng và huyền phù nên không thể được tách bằng phương pháp lắng thông thường. Do đó bể tuyển nổi siêu nông được sử dụng để tách các cặn huyền phù và lơ lửng, loại ra khỏi nước thải dầu mỡ và các tạp chất phân tán không tan khó lắng khác. Bản chất của phương pháp này là tạo ra dung dịch bão hòa không khí. Khi giảm áp suất, các bọt khí sẽ tách ra khỏi dung dịch và làm nổi các chất bẩn và được thu hồi bằng thiết bị gạt cặn. Như vậy, quá trình tuyển nổi được tiến hành qua hai giai đoạn như sau:

+ Bão hòa nước bằng không khí dưới áp suất cao.

+ Tách khí hòa tan trong nước trong điều kiện áp suất khí quyển.

Nước thải cuối bể được bơm đẩy vào bình bão hòa khí – nước. Trong bình bão hòa khí – nước, không khí sẽ được hòa tan vào nước. Sau đó, trong bể tuyển nổi làm việc ở áp suất khí quyển, không khí được tách ra ở dạng bọt khí và làm nổi các hạt lơ lửng tạo ván bọt chảy về máng thu, thu hồi cặn.

Một phần dòng nước sau xử lý được tuần hoàn và nén tới áp suất 3.4 – 4.8 atm với lượng khí hòa tan tới áp suất bão hòa. Khi hỗn hợp khí – lỏng (ở áp suất cao) được bơm trở lại bể tuyển nổi (ở áp suất khí quyển), các bọt khí nhỏ li ti sẽ được giải phóng ra. Các bông bùn, chất lơ lững, dầu mỡ sẽ bám vào các bọt khí nổi lên trên bề mặt và sẽ được thu gom đưa vào bể chứa dầu tuyển nổi, nước thải sau xử lý được thu ra từ đáy bể chảy sang bể Anoxic.

Nước thải sau tuyển nổi cùng với dòng nước tuần hoàn từ bể Aerotank sang sẽ hòa trộn tại bể Anoxic. Tại đây diễn ra quá trình phân hủy thiếu khí nhằm xử lý nitơ. Bể có sử dụng hệ thống khuấy để duy trì điều kiện thiếu khí. Cơ chế khử nito như sau:

– Nito hữu cơ (Protein, Ure) trong quá trình thủy phân sẽ chuyển thành Nito amonia

– Nito amonia sẽ chuyển hóa thành nitrit rồi thành nitrat nhờ vào quá trình cung cấp oxi diễn ra trong bể hiếu khí.

– Từ bể hiếu khí, dòng nitrat được cấp liên tục vào bể Anoxic. Tại đây, dưới sự kết hợp của vi khuẩn khử nitrat và hợp chất chứa cacbon sẽ chuyển hóa nitrat thành nito phân tử thoát ra khỏi dòng nước.

Quá trình Anoxic khử nitrat diễn ra hiệu quả khi DO thấp hơn 0.5mg/l, lý tưởng hơn cả là DO thấp hơn 0.2mg/l. Khi đó, vi khuẩn bẻ gãy liên kết trong ion nitrat để lấy oxy. Kết quả là nitrat bị khử thành N2O và cuối cùng là N2, sản phẩm cuối cùng thân thiện với môi trường.

Sau đó nước thải được dẫn qua bể sinh học hiếu khí Aerotank nhằm xử lý triệt để hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ còn lại. Bể được thổi khí liên tục để vi sinh vật hiếu khí có thể hấp thụ và phân hủy thành phần hữu cơ trong nước thải. Thành phần hữu cơ dễ phân huỷ sẽ được quần thể vi sinh trong bể hấp thụ và chuyển hóa thành CO2, H2O và tế bào mới, các sản phẩm chứa Nitơ, Photpho và lưu huỳnh sẽ được vi sinh vật hiếu khí chuyển thành dạng NO3, PO43-, SO42- và các sản phẩm này sẽ bị khử bởi các vi sinh vật thiếu khí trong bể Anoxic.

Tiếp đến, nước thải được dẫn sang bể lắng sinh học, tại đây các bông bùn vi sinh từ bể hiếu khí sẽ lắng xuống bằng quá trình lắng trọng lực. Phần bùn lắng được thu gom và tuần hoàn một phần về bể Anoxic để cung cấp vi sinh cho quá trình khử nitơ và duy trì nồng độ sinh khối trong bể hiếu khí giúp quá trình xử lý đạt hiệu quả cao, một phần bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn. Phần nước trong sẽ theo máng răng cưa chảy qua bể keo tụ – tạo bông để khử photpho.

Nước thải sau khi qua hệ xử lý sinh học vẫn còn tồn tại một lượng photpho đáng kể. Do đó, nước sẽ tiếp tục dẫn sang bể keo tụ – tạo bông. Tại đây, dung dịch Al2(SO4)3 được châm vào nhằm kết tủa photpho hòa tan trong nước thải. Photpho tồn tại ở dạng PO43- hoặc poli photphat P2O7 hoặc dạng photpho liên kết hữu cơ sẽ tác dụng với phèn nhôm được cho vào, tạo thành dạng tủa.

Cặn kết tủa của quá trình keo tụ có tính lắng không cao, lắng chậm kéo theo cần có thiết bị lắng lớn. Vì vậy để thúc đẩy quá trình lắng, dung dịch A.Polymer sẽ được bơm định lượng châm vào nhằm đẩy nhanh quá trình lắng. Lúc này A.Polymer thêm vào sẽ tạo ra các cầu nối để bắt giữ các bông cặn nhỏ, tạo thành các bông cặn lớn hơn, dễ tách loại ra khỏi nước.

Nước sau quá trình khử photpho sẽ được dẫn sang bể lắng hóa lý, tại đây các bông cặn hóa lý sẽ lắng xuống bằng quá trình lắng trọng lực. Phần bùn lắng được thu gom và bơm về bể chứa bùn. Phần nước trong sẽ theo máng răng cưa chảy sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất NaOCl được châm vào nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có hại còn sót trong nước sau xử lý. Mục đích của khử trùng nhằm loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn… gây bệnh còn sót lại trong nước sau xử lý.

Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 11:2008, Cột A

Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Đây là công nghệ cổ điển và đã được ứng dụng trong rất nhiều công trình có quy mô từ nhỏ đến lớn.

Hiệu suất của hệ thống xử lý tương đối cao , khả năng khử BOD của hệ thống loại này có thể đạt đến 90-95%, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý luôn đạt yêu cầu.

Do hiệu suất xử lý của bùn hoạt tính, nên toàn bộ dung tích của thiết bị (bể) xử lý được thu gọn đáng kể.

Có thể xây dựng, lắp đặt theo từng đơn nguyên, dễ dàng nâng công suất.

Công ty chúng tôi đã giới thiệu sơ lược về công nghệ XLNT thủy sản để quý khách tham khảo, nếu quý khách muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0915612122 để được tư vấn và thiết kế miễn phí.

Xem thêm: