Hệ thống xử lý nước thải xi mạ công ty Juki Việt Nam

Hệ thống xử lý nước thải xi mạ được công ty môi trường Hoàng Minh tư vấn thiết kế thi công lắp đặt với giá cả phải chăng, vật tư thiết bị đảm bảo hàng chất lượng và thời gian lắp đặt nhanh chóng, nước đầu ra đạt theo tiêu chuẩn quy định đưa ra.

Thông tin dự án hệ thống xử lý nước thải xi mạ công ty Juki Việt Nam

Tên công trình: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH JUKI VIỆT NAM

Công suất: Q = 350 m3 / 24h

Chủ đầu tư:  CÔNG TY TNHH JUKI VIỆT NAM

Địa chỉ: TPHCM

 

Quý khách đang tìm công ty môi trường xây dựng hệ thống XLNT xi mạ?

Tại TpHCM, công ty môi trường mọc lên như nấm, muốn tìm một công ty uy tín có thể xây dựng được hệ thống xử lý nước thải xi mạ đạt với quy chuẩn quy định không phải dể. Công ty môi trường Hoàng Minh có nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải xi mạ với đội ngũ nhân viên kỹ sư giỏi thi công lắp đặt nhanh chóng nên quý khách cứ yên tâm. Nếu quý khách đang cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải xi mạ vui lòng liên hệ hotline 0915612122 để được tư vấn và thiết kế miễn phí.

Quy trình công nghệ

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải xi mạ

Do tính chất và đặc trưng của nước thải ngành xi mạ nên các dòng thải khác nhau của quá trình xi mạ như: nước thải chứa dung dịch Ni, Cr, Cu đậm đặc; nước từ các quá trình rửa, trung hòa, hoạt hóa…sẽ được dẫn vào các bề chứa riêng biệt.

Bể tiếp nhận nước thải Ni, Cu đậm đặc được thiết kế với chức năng tiếp nhận dòng thải từ quá trình xả thải của dung dịch Ni, Cu đậm đặc từ quá trình mạ trước khi được dẫn vào bể điều hòa 1. Tại bể điều hòa 1 sẽ được cấp khí nhằm xáo trộn đều nước thải, điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải.

Bể tiếp nhận nước thải Cr đậm đặc được thiết kế với chức năng tiếp nhận dòng thải từ quá trình xả thải của dung dịch Cr đậm đặc từ quá trình mạ trước khi được dẫn vào bể điều hòa 2. Tại bể điều hòa 2 cũng được cấp khí nhằm xáo trộn đều nước thải, điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Sau đó, nước thải từ bể điều hòa 2 sẽ được bơm sang bể phản ứng 1. Trong nước thải xi mạ, Cr thường tồn tạo ở dạng Cr VI (Cr6+) chưa thể khử ra khỏi nước thải được mà phải trải qua xử lý sơ bộ đưa Cr VI (Cr6+) về Cr III (Cr3+) trước khi thực hiện quá trình kết tủa khử Cr III (Cr3+) ra khỏi nước thải.

Về nguyên tắc để khử Cr VI (Cr6+) về Cr III (Cr3+) thì môi trường pH phải nằm ở khoảng pH= 2-3, nên lúc này dung dịch H2SO4 sẽ được châm vào đồng thời để làm giảm giá trị pH trước khi cho hóa chất khử vào là NaHSO3.

Nước thải chứa Ni, Cu ở bể điều hòa 1 cùng với nước thải chứa Cr sau khi xử lý sơ bộ ở bể phản ứng 1 sẽ được dẫn chung về bể phản ứng 2. Tại bể phản ứng 2 lần lượt các hóa chất sẽ được châm vào tự động như NaOH để đưa pH về giá trị mà tại đó quá trình kết tủa là tối ưu nhất. Các ion kim loại Ni2+, Cu2+, Cr3+ có trong nước thải xi mạ đều kết tủa ở khoảng giá trị pH = 10-11. Sau khi điều chỉnh giá trị pH phù hợp, các hóa chất khác cũng đồng thời tự động được cho vào là CaCl2 và phèn sắt FeCl3.

Việc cho phèn sắt FeCl3 vào bể phản ứng 2 nhằm thực hiện quá trình keo tụ. Quá trình keo tụ thực chất là quá trình nén lớp điện tích kép. Quá trình này đòi hỏi thêm vào nồng độ cao các ion trái dấu để trung hòa điện tích, giảm thế điện động Zeta.

Các ion mang điện tích trái dấu này sẽ phá vỡ tính bền của hệ keo, thu hẹp điện thế Zeta về mức thế 0. Khi đó lực đẩy tĩnh điện giữa các hạt bằng không, tăng khả năng kết dính của các hạt keo, tạo ra các hạt có kích thước lớn hơn.

Để tách các cặn nhỏ và các chất kết tủa trong nước thải dễ dàng hơn, nước thải được dẫn qua bể phản ứng 3. Tại đây, dung dịch Polymer sẽ thêm vào nhằm tạo ra các cầu nối để bắt giữ các hạt cặn nhỏ, tạo thành các bông cặn lớn hơn, dễ tách loại ra khỏi nước. Cơ chế tạo cầu nối và hình thành bông cặn cụ thể như sau:

Nước sau quá trình tạo bông sẽ dẫn sang bể lắng hóa lý để loại bỏ các bông cặn vừa hình thành. Tại đây các bông cặn hóa lý sẽ lắng xuống bằng quá trình lắng trọng lực. Phần bùn lắng được thu gom và bơm về bể chứa bùn. Phần nước trong sẽ theo máng răng cưa chảy sang bể trung gian. Nước tại bể trung gian được bơm lọc bơm lên hệ thống bồn lọc áp lực (bồn lọc cát và bồn lọc than) để giữ lại các hạt cặn bẩn, giảm tối đa hàm lượng SS trong nước, đảm bảo chất lượng nước đầu ra.

Bồn lọc sau một thời gian vận hành liên tục sẽ bị tắt lọc hoặc lưu lượng sau lọc giảm do trở lực ngày càng lớn nên cần phải tiến hành rửa lọc định kỳ. Vì vậy để loại bỏ cặn bẩn trong lớp vật liệu, bơm lọc có nhiệm vụ dẫn nước vào bồn để tiến hành rửa lọc làm sạch hệ thống. Quá trình rửa lọc được thực hiện ngược lại với quá trình lọc.

Nước sau quá trình lọc sẽ được dẫn sang bể trung hòa. Tại đây, dung dịch H2SO4 được châm vào nhằm giảm pH của nước thải về giá trị ổn định. Nước sau khi trung hòa sẽ được dẫn sang bể quan trắc nhằm theo dõi các chỉ tiêu của nước sau xử lý trước khi xả thải ra bên ngoài.

Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B.

Công ty chúng tôi đã giới thiệu sơ lược về công nghệ xử lý nước thải xi mạ để quý khách tham khảo, nếu quý khách muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0915612122 để được tư vấn và thiết kế miễn phí.

Ngoài ra, công ty chúng tôi còn thiết kế thi công lắp đặt hệ thống XLNTdệt nhuộm,thủy sản, sản xuất giấy, mực in, chế biến dừa, sinh hoạt, bệnh viện, thực phẩm, hóa chất, dược phẩm,….